Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

ĐỨC PHẬT THÍCH CA TIÊN TRI VỀ CHÁNH KINH BỊ NGỤY TẠO PHÁ HOẠI BỞI TÀ SƯ VÀ NGỤY KINH


Kinh Cái Chốt Trống, Tương Ưng 1, phẩm XX, (Tạp 47.18, Cổ, Ðại 2, 315b) (S.ii,266)
Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, dân chúng Dasārahā có một cái trống tên là Anaka.
Khi cái trống Anaka bắt đầu nứt ra, dân chúng Dasārahā đóng vào một cái chốt khác. Cho đến một thời gian, này các Tỷ-kheo, cả cái thùng ván của trống Anaka biến mất và chỉ còn lại những cái chốt tụ tập lại.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo sẽ thành trong tương lai.Những bài kinh nào do Như Lai thuyết, thâm sâu, nghĩa lý thâm diệu, xuất thế gian, liên hệ đến không, họ sẽ không nghe khi các kinh ấy được thuyết giảng; họ sẽ không lóng tai; họ sẽ không an trú chánh tri tâm, và họ sẽ không nghĩ rằng các pháp ấy cần phải học thuộc lòng, cần phải thấu đáo.
Còn những bài kinh nào do các thi sĩ làm, những bài thơ với những danh từ hoa mỹ, với những câu văn hoa mỹ, thuộc ngoại điển, do các đệ tử thuyết giảng, họ sẽ nghe khi các kinh ấy được thuyết giảng; họ sẽ lóng tai; họ sẽ an trú chánh tri tâm và họ sẽ nghĩ rằng, các pháp ấy cần phải học thuộc lòng, cần phải học thấu đáo. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các kinh do Như Lai thuyết, thâm sâu, nghĩa lý thâm diệu, xuất thế gian, liên hệ đến không sẽ đi đến tiêu diệt.”
Tiên Tri 1: Trích kinh “Phân Biệt Cúng Dường” (số 142, Trung Bộ 3)
“… Nhưng này Ānanda, trong thời gian tương lai sẽ có những hạng chuyển tánh (gotrabhuno), với những áo cà-sa vàng xung quanh cổ, theo ác giới, ác pháp, và cuộc bố thí đối với chúng Tăng theo ác giới.
Nhưng này Ānanda, khi Ta nói rằng cúng dường cho Tăng chúng là vô số và vô lượng, thời này Ānanda, Ta không có muốn nói rằng bất cứ phương tiện gì, một sự bố thí phân loại theo cá nhân lại có kết quả to lớn hơn đối với cúng dường cho Tăng chúng.”
³
Ý kiến Chánh Tư Duy: Theo trên, “hạng chuyển tánh” chính là những hạng sa-môn sau này tâm tánh chuyển sang tánh tà kiến, tánh tà pháp, tánh tà luật, tánh tà đạo. Vì sao? Vì họ đã không còn nương theo đúng Chánh Pháp, Chánh Luật để tu tập. Trái lại, những hạng này tin theo các tà kinh, tà luận “do các thi sĩ làm, những bài thơ với những danh từ hoa mỹ, với những câu văn hoa mỹ, thuộc ngoại điển”.
Ví dụ như các câu thơ hoa mỹ thế này: ‘Nếu mà xưa kia / không có trí tuệ/ nên tạo năm tội / địa ngục vô gián / nhưng nếu ngày nay / tụng đại nguyện vương / của đức Phổ hiền / thì một sát-na / tiêu diệt tức thì năm tội như vậy’. Thế đấy, chỉ cần tụng đại nguyện của Phổ hiền là tức khắc diệt được năm đại tội vô gián: giết mẹ, giết cha, giết A La Hán, làm Phật chảy máu, phá hoà hợp Tăng! Năm đại nghịch tội còn xóa được dễ dàng, huống hồ các tội ác khác. Văn kinh kiểu này nếu không phải ngụy kinh tà giáo thì còn là gì nữa?
Nhưng vì sao các tà kinh - tà luật mới “thuộc ngoại điển” lại dễ dàng được chấp nhận để rồi chúng trở thành những “cái chốt trống” mới che lấp cả “Trống” Pháp-Luật gốc? Đó là vì những tà kinh - tà luật “chuyển tánh” này được các tà sư ngoại học gián điệp xâm nhập vào trong Phật giáo, đội lốt thành chính các “đệ tử thuyết giảng”, cho nên những người con Phật ngây thơ đã mất cảnh giác, cả tin chúng ngay liền, không nghi ngờ gì cả.
Kế sách gián điệp luôn là một thủ đoạn nguy hiểm, và chỉ có như vậy những tà sư gián điệp ngoại học mới có thể khiến những người con Phật dễ dàng tin theo họ, quay lưng cả với cái Kinh-Luật gốc để rồi “chuyển tánh” rơi vào vực thẳm của tà đạo. 
Để chứng minh cho nhận định trên, hãy lấy ngay đoạn chánh kinh Phân Biệt Cúng Dường để minh chứng. Trong trích đoạn kinh nêu trên Đức Phật đã dạy rõ: “Ta không có muốn nói rằng bất cứ phương tiện gì, một sự bố thí phân loại theo cá nhân lại có kết quả to lớn hơn đối với cúng dường cho Tăng chúng”.
Thế nhưng trong Chương 11, “Kinh 42 Chương” sau này; các tà sư gián điệp đã cải biên lời Phật một cách nham hiểm bằng một “cái chốt trống” mới, điển hình như đoạn nguyên văn ngược ngạo này:  “Chomột ngàn ức vị Phật ba đời ăn không bằng cho một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn” (???)
Trong khi Đức Phật dạy dù bất cứ phương tiện gì bố thí cúng dường cho cá nhân cũng không bằng cho “Tăng chúng”. Vì sao? Vì cá nhân nằm trong tập thể. Thế nhưng “kinh chuyển tánh” lại cải biên trái ngược một cách rất thâm độc, cho một vị “Bốn Vô” ăn còn hơn cả cho một “Phật chúng” với “một ngàn ức vị Phật ba đời” ăn???
Thật quá kinh hoàng, “kinh chuyển tánh” đã biến thành “kinh khuyển tánh” thực rồi. Nói rõ hơn “kinh chuyển tánh” đã phỉ báng Chư Phật theo kiểu “khuyển tánh” mới đúng!
Không tin ư? Xin hỏi những người tin “kinh chuyển tánh”: một “vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng” là ai? Vị này đã tu và dạy thế nào để chứng minh công đức hơn cả “một ngàn ức vị Phật ba đời”? Các người có cứng họng không nếu một Ác ma theo sau các tà sư gián điệp rêu rao móc họng: một “vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng” trong kinh chuyển tánh chính là “vị”… vô tâm đang chạy rông ngoài đường vô tư sủa bậy? Có “vị” nào trong các “vị” ấy có niệm, có trụ, có tu, có chứng?
Các người đã thấy ra một cánh cửa địa ngục mà các tà nhân gián điệp đã mở sẵn trong các bản “kinh chuyển tánh” của họ chưa? Vẫn chưa thấy ư? Thì đây một điển hình khác nữa.
Trong Chánh Kinh Nguyên Thủy gốc, Đức Thế Tôn có dạy nhiều bài kinh liên hệ đến khái niệm “Không” rất “thâm sâu, nghĩa lý thâm diệu, xuất thế gian” chẳng hạn như Không Tánh, Nội Không, Ngoại Không, Nội Ngoại Không, Không Định, Không Tướng, Không Vô Biên Xứ Định v.v… Trong số đó phải kể đến hai bài kinh cực kỳ quan trọng là “Tiểu Không” và “Đại Không” (số 121 và 122, Trung Bộ 3). Nội dung phân tích hai bài Kinh này rất rộng, nhiều khía cạnh. Ở đây chỉ có thể tóm tắt một cách rất khái lược để dẫn chứng mà thôi.
Theo đó trong bài kinh “Tiểu Không”, đại ý Đức Phật dạy về trạng thái tâm không còn tánh tham, không còn tánh sân, không còn tánh si, không còn tánh phiền não của các hạ phần kiết sử; kết quả này do nhờ tu tập Bốn Niệm Xứ viên mãn. Còn “Đại Không” là trạng thái rộng hơn khi tâm không còn tất cả nội ngoại kiết sử và các triền cái, kết quả này do tu tập Bảy Giác Chi viên mãn. Vị Tỳ-kheo theo đây tu tập sẽ đi đến an vui giải thoát ngay hiện tại.
Thế nhưng ngày nay những bài kinh như “Tiểu Không” hoặc “Đại Không” do chính Như Lai thuyết, thực sự thâm sâu, xuất thế gian không còn được lóng tai, không còn được nghiên cứu thấu đáo. Trái lại nhiều bài “kinh” do các luận sư Bà-la-môn gián điệp đóng vai “đệ tử thuyết giảng” lại được đua nhau tụng đọc, học thuộc lòng một cách rất xấc xược và trái ngược. Ví dụ như đoạn “kinh chuyển tánh” này: Này người con Xá-lị, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc… cho nên các pháp không dơ, không sạch, không chứng, không đắc, không cả Bốn Thánh Đế Khổ - Tập - Diệt - Đạo; nhưng lại  cái Ba-la-mật mà đến ba đời chư Bụt còn phải nương theo (sic)
Rõ ràng “Như vậy, này các Tỷ-kheo, các kinh do Như Lai thuyết, thâm sâu, nghĩa lý thâm diệu, xuất thế gian, liên hệ đến không, sẽ đi đến tiêu diệt”. Kinh văn gốc bị xem thường, quên lãng, không còn được nghiên cứu thấu đáo thì xem như đã bị tiêu diệt mất rồi. Trái lại chỉ còn các kinh văn thuộc ngoại điển theo kiểu Bát Nhã Ba-la-mật nêu trên, trong đó nó đã lập lờ cải biên từ “Không Tánh” của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trở thành “Tánh Không” của các luận sư gốc Bà-la-môn gián điệp, để rồi cuối cùng phủ nhận tất cả Chánh Pháp của Đức Phật Thích Ca.
Một cái chốt trống… không thôi đã tai hại như vậy rồi, huống hồ còn biết bao những cái ‘chốt trống không chuyển tánh’ khác nữa!
Trên đây mới chỉ nêu vài ví dụ điển hình để dẫn chứng, trong các kinh-luật-luận ngụy tạo khác còn rất nhiều những “chuyển tánh” ác hiểm như vậy! Và khốn thay chúng đã an nhiên tồn tại và được di truyền phổ biến suốt hơn hai ngàn năm qua, không một ai cảnh giác, không một lời cảnh báo. Vì sao như vậy?
Vì với các hạng sa-môn chuyển tánh, họ không thể phát hiện được các tổ sư gián điệp đóng vai các “đệ tử thuyết giảng” các kinh văn ngụy tạo, cho nên họ dễ dàng chấp nhận và biến mình “theo ác giới, ác pháp” mà không biết. Chính vì thế “khi các kinh ấy được thuyết giảng; họ sẽ lóng tai; họ sẽ an trú chánh tri tâm và họ sẽ nghĩ rằng, các pháp ấy cần phải học thuộc lòng, cần phải học thấu đáo” đúng như với những gì Đức Phật đã tiên đoán.
Và một khi mọi người ngây thơ nhắm mắt tin cuồng theo các “tà sư chuyển tánh” cùng các kinh văn “thuộc ngoại điển” của họ, khi ấy các đệ tử Phật cũng không thể nhận ra những “tánh chuyển” tà vạy của các tà nhân và của chính mình, để rồi tất cả phải rơi vào địa ngục vì tánh ác tà kiến!
Đó là cái giá phải trả vì đã “không lóng tai; không an trú chánh tri tâm”trước những lời cảnh báo tiên tri của Đức Phật!
PHẬT HỌC CAO CẤP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét