Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

Kinh Cầu An chính thống của Đạo Phật



Chính Đức Phật Thích Ca đã dạy: “Này các Tỷ-kheo, hãy học Hộ Kinh Atānātiyā này, hãy thuộc lòng Kinh Atānātiyā này. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ được che chở, được hộ trì, được ngăn khỏi ai làm hại, được sống thoải mái hạnh phúc.”

Kinh A-sá-nang-chi
hay
(Kinh Hộ Trì Atānātiya - Atānātiya sutta)
(Kinh số 32, Trường Bộ 2)

1. Như vậy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Rājagaha (Vương Xá), núi Gijjhakūta (Linh Thứu).
2. Bốn Thiên Vương sau khi sắp đặt trấn giữ bốn phương với đại quân Yakkha (Dạ-xoa), đại quân Gandhabba (Càn-thát-bà), đại quân Kumbhanda (Cưu-bàn-trà) và đại quân Nāga (Na-già), án ngữ bốn phương, bảo trì bốn phương, trong đêm tối thâm sâu, với hào quang tuyệt diệu chói sáng toàn thể núi Linh Thứu, đến tại chỗ Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Các vị Dạ-xoa, có vị đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có vị nói lên những lời chúc tụng, hỏi thăm, rồi ngồi xuống một bên; có vị nói lên tên họ rồi ngồi xuống một bên; có vị im lặng, rồi ngồi xuống một bên.
Sau khi ngồi xuống một bên, Đại Vương Vessavana (Tỳ-sa-môn) bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, có những thượng phẩm Dạ-xoa không tin tưởng Thế Tôn; bạch Thế Tôn có những thượng phẩm Dạ-xoa tin tưởng Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, có những trung phẩm Dạ-xoa không tin tưởng Thế Tôn; bạch Thế Tôn, có những trung phẩm Dạ-xoa tin tưởng Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, có những hạ phẩm Dạ-xoa không tin tưởng Thế Tôn, có những hạ phẩm Dạ-xoa tin tưởng Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, nhưng phần lớn các Dạ-xoa không tin tưởng Thế Tôn. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn. Thế Tôn thuyết Pháp để từ bỏ sát sanh, thuyết pháp để từ bỏ trộm cắp, thuyết pháp để từ bỏ tà dâm, thuyết pháp để từ bỏ nói láo, thuyết pháp để từ bỏ không uống các loại rượu. Bạch Thế Tôn, tuy vậy phần lớn các Dạ-xoa đều không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ trộm cắp, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói láo, không từ bỏ uống các loại rượu. Ðối với họ, Pháp ấy không được ưa thích, không được đón mừng. Bạch Thế Tôn, có những đệ tử của Thế Tôn, sống trong chốn thâm sâu cùng cốc, ít tiếng, ít động, có gió mát từ ngoài đồng thổi, che dấu không cho người thấy, thích hợp tịnh tu. Tại chỗ ấy, có những thượng phẩm Dạ-xoa không tin tưởng lời dạy Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, hãy học chú Atānātiyarakkha (A-sá-nang-chi Hộ Kinh) để họ được lòng tin, để các vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ có thể sống an lạc, được che chở, được hộ trì không bị tai họa.
Thế Tôn im lặng chấp thuận.
3. Rồi Đại Vương Vessavana, biết được Thế Tôn đã chấp thuận, trong giờ phút ấy, đọc lên bài Atānātiya Hộ Kinh:
Ðảnh lễ Vipassi (Tỳ-bà-thi),
Sáng suốt và huy hoàng!
Ðảnh lễ đấng Sikhi (Thi-khí)
Có lòng thương muôn loài!
Ðảnh lễ Vessabha (Tỳ-xá-bà),
Thanh tịnh, tu khổ hạnh!
Ðảnh lễ Kakusandha (Câu-lâu-tôn),
Vị nhiếp phục ma quân!
Ðảnh lễ Konāgamana, (Câu-na-hàm)
Bà-la-môn viên mãn!
Ðảnh lễ Kassapa (Ca-diếp),
Vị giải thoát muôn mặt!
Ðảnh lễ Angirasa,
Vị Thích tử huy hoàng,
Ðã thuyết Chơn Diệu Pháp,
Diệt trừ mọi khổ đau!
Ai yểm ly thế giới,
Nhìn đời đúng như chơn,
Vị ấy không hai lưỡi,
Bậc vĩ đại thanh thoát.
Cùng đảnh lễ Gotama,
Lo an lạc Nhơn Thiên
Trì giới đức viên mãn!
Bậc vĩ đại thanh thoát!
4.
Mặt trời sáng mọc lên,
Vầng thái dương tròn lớn,
Khi mặt trời mọc lên,
Ðêm tối liền biến mất.
Khi mặt trời mọc lên
Liền được gọi là ngày.
Biển cả hải triều động,
Như hồ nước thâm sâu.
Ở đấy mọi người biết,
Chính biển cả hải triều,
Dân chúng gọi phương ấy
Là phương Purimā, (phương Đông).
Vị trị vì phương ấy,
Bậc Đại Vương danh xưng,
Chư loài Càn-thát-bà,
Danh gọi Dhatarattha (Trì Quốc Thiên Vương).
Càn-thát-bà hầu quanh,
Hưởng múa hát của họ.
Vua này có nhiều con,
Ta nghe chỉ một tên,
Tám mươi và mười một,
Ðại lực, danh Inda.
Họ chiêm ngưỡng Thế Tôn,
Thuộc giòng họ mặt trời.
Từ xa, họ lễ Phật,
Bậc vĩ đại thanh thoát.
"Ðảnh lễ bậc Siêu Nhân!
Ðảnh lễ bậc Thượng Nhân!
Thiện tâm nhìn chúng con,
Phi nhơn cũng lễ Ngài".
Ðã nhiều lần, nghe hỏi,
Nên đảnh lễ như vậy,
"Quý vị xin đảnh lễ,
Gotama chiến thắng!
Chúng con xin đảnh lễ,
Gotama chiến thắng!
Ðảnh lễ Gotama,
Bậc Trí Đức Viên Mãn".
5.
Họ được gọi Peta,
Nói hai lưỡi, sau lưng,
Sát sanh và tham đắm,
Ðạo tặc và man trá,
Dân chúng gọi phương ấy,
Là phương Dakkhinā (phương Nam).
Vị trị vì phương ấy,
Bậc Đại Vương, danh xưng,
Chủ loài Kumbhanda (Cưu-bàn-trà)
Danh gọi Virūlhaka (Tỳ-lâu-lặc).
Kumbhanda hầu quanh,
Hưởng múa hát của họ.
Vua này có nhiều con,
Ta nghe chỉ một tên,
Tám mươi và mười một,
Ðại lực, danh Inda.
Họ chiêm ngưỡng Thế Tôn,
Thuộc giòng họ mặt trời.
Từ xa, họ lễ Phật,
Bậc vĩ đại thanh thoát.
"Ðảnh lễ bậc Siêu Nhân!
Ðảnh lễ bậc Thượng Nhân!
Thiện tâm nhìn chúng con,
Phi nhơn cũng lễ Ngài".
Ðã nhiều lần, nghe hỏi,
Nên đảnh lễ như vậy,
"Quý vị xin đảnh lễ,
Gotama chiến thắng!
Chúng con xin đảnh lễ,
Gotama chiến thắng!
Ðảnh lễ Gotama,
Bậc Trí Đức Viên Mãn".
6.
Mặt trời sáng lặn xuống,
Vầng thái dương trong lớn.
Khi mặt trời lặn xuống.
Ban ngày liền biến mất.
Khi mặt trời lặn xuống,
Liền được gọi là đêm.
Biển cả hải triều động,
Như hồ nước thâm sâu,
Ở đây mọi người hết,
Chính biển cả hải triều,
Dân chúng gọi phương ấy,
Là phương Pacchimā (phương Tây).
Vị trị vì phương ấy,
Bậc Đại Vương, danh xưng.
Chủ các loài Nāgā,
Danh Virūpakkha (Tỳ-lâu-bác-xoa).
Loài Nāgā hầu quanh,
Hưởng múa hát của họ.
Vua này có nhiều con,
Ta nghe chỉ một tên,
Tám mươi và mười một,
Ðại lực, danh Inda.
Họ chiêm ngưỡng Thế Tôn,
Thuộc giòng họ mặt trời.
Từ xa, họ lễ Phật,
Bậc vĩ đại thanh thoát.
"Ðảnh lễ bậc Siêu Nhân!
Ðảnh lễ bậc Thượng Nhân!
Thiện tâm nhìn chúng con,
Phi nhơn cũng lễ Ngài".
Ðã nhiều lần, nghe hỏi,
Nên đảnh lễ như vậy,
"Quý vị xin đảnh lễ,
Gotama chiến thắng!
Chúng con xin đảnh lễ,
Gotama chiến thắng!
Ðảnh lễ Gotama,
Bậc Trí Đức Viên Mãn".
7.
Bắc Lô Châu (Uttarakurū) an lạc
Ðại Neru (Tu-di) đẹp đẽ.
Tại đấy, mọi người sống
Không sở hữu, chấp trước.
Họ không gieo hột giống,
Không cần phải kéo cày.
Loài người được thọ hưởng
Lúa chín khỏi nhọc công.
Loại gạo không cám trấu,
Thanh tịnh có hương thơm,
Ðược nấu chín trên đá,
Và họ ăn gạo ấy.
Chỉ cỡi loài bò cái,
Ði phương này phương khác.
Chỉ dùng các loài thú
Ði phương này phương khác.
Dùng xe đàn bà kéo,
Ði phương này phương khác.
Dùng xe đàn ông kéo,
Ði phương này phương khác.
Dùng xe con gái kéo,
Ði phương này phương khác.
Dùng xe con trai kéo,
Ði phương này phương khác.
Họ lên trên các xe,
Ði khắp mọi phương hướng,
Ðể phục vụ vua mình.
Họ cỡi xe voi kéo,
Xe ngựa, xe chư Thiên,
Ðối với vua danh xưng,
Có lâu đài, có kiệu,
Nhiều thành phố của vua,
Ðược xây giữa hư không.
Các thành Atānātā,
Kusinātā, Parakusinātā, Nāttapuriyā, Parakusitannātā
Kapīvanta thuộc phía Bắc,
Và các thành phố khác,
Như Janogha, Navanavatiya,
Ambara, Ambaravatiya,
Alakamandā,
Là kinh đô của vua,
Chỗ Kuvera ở.
Vị vua đáng kính này,
Kinh đô tên Visānā.
Do vậy Kuvera,
Ðược danh Vessavana.
Các sứ quán được tên:
Tatolā, Tattalā, Tatotalā,
Ojasi, Tejasi, Tatojasi,
Vua Sūra, Arittha, Nemi.
Ðây có vùng nước lớn,
Từ đây mưa đổ xuống,
Ðược tên Dharanī.
Tại đây mưa đổ xuống,
Ðược tên Dharanī.
Tại đây có giảng đường,
Tên Bhagalavati,
Chỗ Dạ-xoa tập hội.
Tại đây nhiều cây trái,
Trên cây chim tụ họp,
Các loại công, loại cò,
Diệu âm chim Kokilā,
Ở đây, chim Jiva,
Kêu tiếng "Hãy sống đi",
Và tiếng chim kêu lên,
"Hãy khởi tâm thích thú".
Nhiều loại chim sai khác,
Ở rừng và ở hồ,
Với con vẹt ồn ào,
Và con chim Mynah,
Các loại chim thần thoại,
Gọi là Dandamānavakā.
Hồ sen Kuvera,
Chiếu sáng tất cả trời,
Dân chúng gọi phương ấy,
Là phương Uttarā (phương Bắc).
Vị trị vì phương ấy,
Bậc Đại Vương danh xưng,
Chủ các loài Dạ-xoa,
Ðược gọi Kuvera.
Các Dạ-xoa hầu quanh,
Hưởng múa hát của chúng.
Vua này có nhiều con,
Ta nghe chỉ một tên,
Tám mươi và mười một,
Ðại lực, danh Inda.
Họ chiêm ngưỡng Thế Tôn,
Thuộc giòng họ mặt trời.
Từ xa, họ lễ Phật,
Bậc vĩ đại thanh thoát.
"Ðảnh lễ bậc Siêu Nhân!
Ðảnh lễ bậc Thượng Nhân!
Thiện tâm nhìn chúng con,
Phi nhơn cũng lễ Ngài".
Ðã nhiều lần, nghe hỏi,
Nên đảnh lễ như vậy,
"Quý vị xin đảnh lễ,
Gotama chiến thắng!
Chúng con xin đảnh lễ,
Gotama chiến thắng!
Ðảnh lễ Gotama,
Bậc Trí Đức Viên Mãn".
8. Tôn giả, Hộ Kinh Atānātiya này che chở, hộ trì, ngăn không cho ai làm hại các vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ và khiến các vị này sống an lạc.
Khi một vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ nào sẽ học Hộ Kinh Atānātiya này một cách chín chắn, rõ ràng, nếu có loài phi nhân nào, Dạ-xoa, Dạ-xoa-ni, con trai Dạ-xoa, con gái Dạ-xoa, đại thần Dạ-xoa-ni, tùy tùng của Dạ-xoa, hay lao công của Dạ-xoa; hoặc Càn-thát-bà... hoặc Cưu-bàn-trà (Kumbhanda)... hoặc Nāga... đi theo vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ khi vị này đi; đứng gần, khi vị này đứng; ngồi khi vị này ngồi; nằm khi vị này nằm với tâm niệm độc ác, thời này Tôn giả,vị phi nhân ấy trong làng hay trong đô thị sẽ không được ai đón mừng hay kính trọng.
Này Tôn giả, phi nhân ấy, trong kinh đô Alakamada của Ta sẽ không tìm được đất đai hay chỗ ở. Vị phi nhân ấy sẽ không được đi dự hội giữa các Dạ-xoa. Này Tôn giả, vị phi nhân ấy sẽ không được cưới hỏi. Này Tôn giả, các hàng phi nhân sẽ dùng những lời nói hỗn láo xấc xược đối với vị ấy. Này Tôn giả, các hàng phi nhân sẽ dìm đầu vị ấy xuống. Này Tôn giả, các hàng phi nhân sẽ chẻ đầu vị ấy ra làm bảy mảnh.
9. Này Tôn giả, có hàng phi nhân hung bạo, dữ tợn, khủng khiếp. Chúng không nghe lời các Đại Vương, không nghe lời đình thần của các vị Đại Vương, không nghe lời các vị giúp việc cho các đình thần của các vị Đại Vương. Này Tôn giả, các phi nhân này được xem là thù nghịch của các bậc Đại Vương. Này Tôn giả, như các đại tướng cướp vua xứ Magadha bị chinh phục. Cũng vậy, các vị này không nghe lời các vị Đại Vương, không nghe lời đình thần của các vị Đại Vương, không nghe lời các vị giúp việc cho các đình thần của các vị Đại Vương. Này Tôn giả, các vị đại tướng cướp này được xem là kẻ thù nghịch của vua xứ Magadha.
Cũng vậy, này Tôn giả, có những vị phi nhân hung bạo, dữ tợn, khủng khiếp. Các vị này không nghe lời các Đại Vương, không nghe lời đình thần của các vị Đại Vương, không nghe lời các vị giúp việc cho các đình thần các vị Đại Vương. Này Tôn giả, các vị phi nhân này được xem là kẻ thù nghịch của các bậc Đại Vương. Này Tôn giả, nếu có vị phi nhân nào, Dạ-xoa hay Dạ-xoa-ni nào, con trai Dạ-xoa, con gái Dạ-xoa, đại thần Dạ-xoa-ni, tùy tùng của Dạ-xoa, hay lao công của Dạ-xoa; hoặc Càn-thát-bà... hoặc Cưu-bàn-trà (Kumbhanda)... hoặc Nāga... đi theo vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ hay Nữ cư sĩ khi vị này đi, đứng gần khi vị này đứng; ngồi khi vị này ngồi; nằm khi vị này nằm với tâm niệm độc ác, vị này hãy nói lên, kêu lên, van lên với các những vị Dạ-xoa ấy, đại Dạ-xoa ấy, quân sư, đại quân sư ấy: "Dạ-xoa này bắt tôi, Dạ-xoa này tấn công tôi, Dạ-xoa này đả thương tôi, Dạ-xoa này hại tôi, Dạ-xoa này làm hại tôi, Dạ-xoa này không thả tôi ra".
10. Những Dạ-xoa, đại Dạ-xoa, quân sư, đại quân sư nào được kêu gọi ở đây:
Inda, Soma, và Varuna,
Bhāradvaja, Pajāpati,
Candana, Kāmasettha,
Kinnughandu, Nighandu,
Panāda và Opamanna,
Devanita và Mātali,
Cittasena và Gandhabba.
Vua Nala, Janesabha,
Sātāgira Hemavata,
Punnuaka, Karatiya, Gula,
Sivakat và Mucalinda
Vessāmitta, Yugandhara,
Gopāla và Suppagedha,
Hirī, Settī và Mandiya,
Pancāla Canda, Alavaka,
Pajjunna, Sumana, Sumukha,
Dadhimukha Mani Mānicara, Dīgha,
Atha và Serissaka.
Những vị này là những Dạ-xoa, đại Dạ-xoa, quân sư, đại quân sư cần phải được nói lên, kêu lên, van lên: "Dạ-xoa này bắt tôi, Dạ-xoa này tấn công tôi, Dạ-xoa này đả thương tôi, Dạ-xoa này hại tôi, Dạ-xoa này làm hại tôi, Dạ-xoa này không thả tôi ra".
Này Tôn giả, đây là Hộ Kinh Atānātiyā che chở, hộ trì, ngăn không cho ai làm hại các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ và khiến các vị này sống an lạc.
Thưa Tôn giả, nay chúng tôi cần phải đi, chúng tôi có nhiều việc, có nhiều bổn phận.
- Ðại Vương, Ðại Vương hãy làm điều gì Ðại Vương nghĩ là phải thời.
11. Rồi bốn vị Đại Vương, từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về phía Ngài rồi biến mất tại đấy.
Các vị Dạ-xoa ấy, từ chỗ ngồi đứng dậy, có vị đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi biến mất tại chỗ; có vị nói lên những lời hỏi thăm xã giao với Thế Tôn rồi biến mất tại chỗ; có vị chấp tay hướng đến Thế Tôn rồi biến mất tại chỗ; có vị nói lên tên họ của mình rồi biến mất tại chỗ; có vị im lặng biến mất tại chỗ.
12. Rồi Thế Tôn sau khi đêm đã mãn, liền gọi các vị Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo, khi hôm, bốn vị Đại Vương cùng với đại quân sư Dạ-xoa đến Ta và đọc lên bài Atānātiya Hộ Kinh như sau:
13.
“Ðảnh lễ Vipassi (Tỳ-bà-thi),
Sáng suốt và huy hoàng!
Ðảnh lễ đấng Sikhi (Thi-khí)
Có lòng thương muôn loài!
Ðảnh lễ Vessabha (Tỳ-xá-bà),
Thanh tịnh, tu khổ hạnh!
Ðảnh lễ Kakusandha (Câu-lâu-tôn),
Vị nhiếp phục ma quân!
Ðảnh lễ Konāgamana, (Câu-na-hàm)
Bà-la-môn viên mãn!
Ðảnh lễ Kassapa (Ca-diếp),
Vị giải thoát muôn mặt!
Ðảnh lễ Angirasa,
Vị Thích tử huy hoàng,
Ðã thuyết Chơn Diệu Pháp,
Diệt trừ mọi khổ đau!
Ai yểm ly thế giới,
Nhìn đời đúng như chơn,
Vị ấy không hai lưỡi,
Bậc vĩ đại thanh thoát.
Cùng đảnh lễ Gotama,
Lo an lạc Nhơn Thiên
Trì giới đức viên mãn!
Bậc vĩ đại thanh thoát!
14.
Mặt trời sáng mọc lên,
Vầng thái dương tròn lớn,
Khi mặt trời mọc lên,
Ðêm tối liền biến mất.
Khi mặt trời mọc lên
Liền được gọi là ngày.
Biển cả hải triều động,
Như hồ nước thâm sâu.
Ở đấy mọi người biết,
Chính biển cả hải triều,
Dân chúng gọi phương ấy
Là phương Purimā, (phương Đông).
Vị trị vì phương ấy,
Bậc Đại Vương danh xưng,
Chư loài Càn-thát-bà,
Danh gọi Dhatarattha (Trì Quốc Thiên Vương).
Càn-thát-bà hầu quanh,
Hưởng múa hát của họ.
Vua này có nhiều con,
Ta nghe chỉ một tên,
Tám mươi và mười một,
Ðại lực, danh Inda.
Họ chiêm ngưỡng Thế Tôn,
Thuộc giòng họ mặt trời.
Từ xa, họ lễ Phật,
Bậc vĩ đại thanh thoát.
"Ðảnh lễ bậc Siêu Nhân!
Ðảnh lễ bậc Thượng Nhân!
Thiện tâm nhìn chúng con,
Phi nhơn cũng lễ Ngài".
Ðã nhiều lần, nghe hỏi,
Nên đảnh lễ như vậy,
"Quý vị xin đảnh lễ,
Gotama chiến thắng!
Chúng con xin đảnh lễ,
Gotama chiến thắng!
Ðảnh lễ Gotama,
Bậc Trí Đức Viên Mãn".
15.
Họ được gọi Peta,
Nói hai lưỡi, sau lưng,
Sát sanh và tham đắm,
Ðạo tặc và man trá,
Dân chúng gọi phương ấy,
Là phương Dakkhinā (phương Nam).
Vị trị vì phương ấy,
Bậc Đại Vương, danh xưng,
Chủ loài Kumbhanda (Cưu-bàn-trà)
Danh gọi Virūlhaka (Tỳ-lâu-lặc).
Kumbhanda hầu quanh,
Hưởng múa hát của họ.
Vua này có nhiều con,
Ta nghe chỉ một tên,
Tám mươi và mười một,
Ðại lực, danh Inda.
Họ chiêm ngưỡng Thế Tôn,
Thuộc giòng họ mặt trời.
Từ xa, họ lễ Phật,
Bậc vĩ đại thanh thoát.
"Ðảnh lễ bậc Siêu Nhân!
Ðảnh lễ bậc Thượng Nhân!
Thiện tâm nhìn chúng con,
Phi nhơn cũng lễ Ngài".
Ðã nhiều lần, nghe hỏi,
Nên đảnh lễ như vậy,
"Quý vị xin đảnh lễ,
Gotama chiến thắng!
Chúng con xin đảnh lễ,
Gotama chiến thắng!
Ðảnh lễ Gotama,
Bậc Trí Đức Viên Mãn".
16.
Mặt trời sáng lặn xuống,
Vầng thái dương trong lớn.
Khi mặt trời lặn xuống.
Ban ngày liền biến mất.
Khi mặt trời lặn xuống,
Liền được gọi là đêm.
Biển cả hải triều động,
Như hồ nước thâm sâu,
Ở đây mọi người hết,
Chính biển cả hải triều,
Dân chúng gọi phương ấy,
Là phương Pacchimā (phương Tây).
Vị trị vì phương ấy,
Bậc Đại Vương, danh xưng.
Chủ các loài Nāgā,
Danh Virūpakkha (Tỳ-lâu-bác-xoa).
Loài Nāgā hầu quanh,
Hưởng múa hát của họ.
Vua này có nhiều con,
Ta nghe chỉ một tên,
Tám mươi và mười một,
Ðại lực, danh Inda.
Họ chiêm ngưỡng Thế Tôn,
Thuộc giòng họ mặt trời.
Từ xa, họ lễ Phật,
Bậc vĩ đại thanh thoát.
"Ðảnh lễ bậc Siêu Nhân!
Ðảnh lễ bậc Thượng Nhân!
Thiện tâm nhìn chúng con,
Phi nhơn cũng lễ Ngài".
Ðã nhiều lần, nghe hỏi,
Nên đảnh lễ như vậy,
"Quý vị xin đảnh lễ,
Gotama chiến thắng!
Chúng con xin đảnh lễ,
Gotama chiến thắng!
Ðảnh lễ Gotama,
Bậc Trí Đức Viên Mãn".
17.
Bắc Lô Châu (Uttarakurū) an lạc
Ðại Neru (Tu-di) đẹp đẽ.
Tại đấy, mọi người sống
Không sở hữu, chấp trước.
Họ không gieo hột giống,
Không cần phải kéo cày.
Loài người được thọ hưởng
Lúa chín khỏi nhọc công.
Loại gạo không cám trấu,
Thanh tịnh có hương thơm,
Ðược nấu chín trên đá,
Và họ ăn gạo ấy.
Chỉ cỡi loài bò cái,
Ði phương này phương khác.
Chỉ dùng các loài thú
Ði phương này phương khác.
Dùng xe đàn bà kéo,
Ði phương này phương khác.
Dùng xe đàn ông kéo,
Ði phương này phương khác.
Dùng xe con gái kéo,
Ði phương này phương khác.
Dùng xe con trai kéo,
Ði phương này phương khác.
Họ lên trên các xe,
Ði khắp mọi phương hướng,
Ðể phục vụ vua mình.
Họ cỡi xe voi kéo,
Xe ngựa, xe chư Thiên,
Ðối với vua danh xưng,
Có lâu đài, có kiệu,
Nhiều thành phố của vua,
Ðược xây giữa hư không.
Các thành Atānātā,
Kusinātā, Parakusinātā, Nāttapuriyā, Parakusitannātā
Kapīvanta thuộc phía Bắc,
Và các thành phố khác,
Như Janogha, Navanavatiya,
Ambara, Ambaravatiya,
Alakamandā,
Là kinh đô của vua,
Chỗ Kuvera ở.
Vị vua đáng kính này,
Kinh đô tên Visānā.
Do vậy Kuvera,
Ðược danh Vessavana.
Các sứ quán được tên:
Tatolā, Tattalā, Tatotalā,
Ojasi, Tejasi, Tatojasi,
Vua Sūra, Arittha, Nemi.
Ðây có vùng nước lớn,
Từ đây mưa đổ xuống,
Ðược tên Dharanī.
Tại đây mưa đổ xuống,
Ðược tên Dharanī.
Tại đây có giảng đường,
Tên Bhagalavati,
Chỗ Dạ-xoa tập hội.
Tại đây nhiều cây trái,
Trên cây chim tụ họp,
Các loại công, loại cò,
Diệu âm chim Kokilā,
Ở đây, chim Jiva,
Kêu tiếng "Hãy sống đi",
Và tiếng chim kêu lên,
"Hãy khởi tâm thích thú".
Nhiều loại chim sai khác,
Ở rừng và ở hồ,
Với con vẹt ồn ào,
Và con chim Mynah,
Các loại chim thần thoại,
Gọi là Dandamānavakā.
Hồ sen Kuvera,
Chiếu sáng tất cả trời,
Dân chúng gọi phương ấy,
Là phương Uttarā (phương Bắc).
Vị trị vì phương ấy,
Bậc Đại Vương danh xưng,
Chủ các loài Dạ-xoa,
Ðược gọi Kuvera.
Các Dạ-xoa hầu quanh,
Hưởng múa hát của chúng.
Vua này có nhiều con,
Ta nghe chỉ một tên,
Tám mươi và mười một,
Ðại lực, danh Inda.
Họ chiêm ngưỡng Thế Tôn,
Thuộc giòng họ mặt trời.
Từ xa, họ lễ Phật,
Bậc vĩ đại thanh thoát.
"Ðảnh lễ bậc Siêu Nhân!
Ðảnh lễ bậc Thượng Nhân!
Thiện tâm nhìn chúng con,
Phi nhơn cũng lễ Ngài".
Ðã nhiều lần, nghe hỏi,
Nên đảnh lễ như vậy,
"Quý vị xin đảnh lễ,
Gotama chiến thắng!
Chúng con xin đảnh lễ,
Gotama chiến thắng!
Ðảnh lễ Gotama,
Bậc Trí Đức Viên Mãn".
18. Tôn giả, Hộ Kinh Atānātiya này che chở, hộ trì, ngăn không cho ai làm hại các vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ và khiến các vị này sống an lạc.
Khi một vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ nào sẽ học Hộ Kinh Atānātiya này một cách chín chắn, rõ ràng, nếu có loài phi nhân nào, Dạ-xoa, Dạ-xoa-ni, con trai Dạ-xoa, con gái Dạ-xoa, đại thần Dạ-xoa-ni, tùy tùng của Dạ-xoa, hay lao công của Dạ-xoa; hoặc Càn-thát-bà... hoặc Cưu-bàn-trà (Kumbhanda)... hoặc Nāga... đi theo vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ khi vị này đi; đứng gần, khi vị này đứng; ngồi khi vị này ngồi; nằm khi vị này nằm với tâm niệm độc ác, thời này Tôn giả,vị phi nhân ấy trong làng hay trong đô thị sẽ không được ai đón mừng hay kính trọng.
Này Tôn giả, phi nhân ấy, trong kinh đô Alakamada của Ta sẽ không tìm được đất đai hay chỗ ở. Vị phi nhân ấy sẽ không được đi dự hội giữa các Dạ-xoa. Này Tôn giả, vị phi nhân ấy sẽ không được cưới hỏi. Này Tôn giả, các hàng phi nhân sẽ dùng những lời nói hỗn láo xấc xược đối với vị ấy. Này Tôn giả, các hàng phi nhân sẽ dìm đầu vị ấy xuống. Này Tôn giả, các hàng phi nhân sẽ chẻ đầu vị ấy ra làm bảy mảnh.
19. Này Tôn giả, có hàng phi nhân hung bạo, dữ tợn, khủng khiếp. Chúng không nghe lời các Đại Vương, không nghe lời đình thần của các vị Đại Vương, không nghe lời các vị giúp việc cho các đình thần của các vị Đại Vương. Này Tôn giả, các phi nhân này được xem là thù nghịch của các bậc Đại Vương. Này Tôn giả, như các đại tướng cướp vua xứ Magadha bị chinh phục. Cũng vậy, các vị này không nghe lời các vị Đại Vương, không nghe lời đình thần của các vị Đại Vương, không nghe lời các vị giúp việc cho các đình thần của các vị Đại Vương. Này Tôn giả, các vị đại tướng cướp này được xem là kẻ thù nghịch của vua xứ Magadha.
Cũng vậy, này Tôn giả, có những vị phi nhân hung bạo, dữ tợn, khủng khiếp. Các vị này không nghe lời các Đại Vương, không nghe lời đình thần của các vị Đại Vương, không nghe lời các vị giúp việc cho các đình thần các vị Đại Vương. Này Tôn giả, các vị phi nhân này được xem là kẻ thù nghịch của các bậc Đại Vương. Này Tôn giả, nếu có vị phi nhân nào, Dạ-xoa hay Dạ-xoa-ni nào, con trai Dạ-xoa, con gái Dạ-xoa, đại thần Dạ-xoa-ni, tùy tùng của Dạ-xoa, hay lao công của Dạ-xoa; hoặc Càn-thát-bà... hoặc Cưu-bàn-trà (Kumbhanda)... hoặc Nāga... đi theo vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ hay Nữ cư sĩ khi vị này đi, đứng gần khi vị này đứng; ngồi khi vị này ngồi; nằm khi vị này nằm với tâm niệm độc ác, vị này hãy nói lên, kêu lên, van lên với các những vị Dạ-xoa ấy, đại Dạ-xoa ấy, quân sư, đại quân sư ấy: "Dạ-xoa này bắt tôi, Dạ-xoa này tấn công tôi, Dạ-xoa này đả thương tôi, Dạ-xoa này hại tôi, Dạ-xoa này làm hại tôi, Dạ-xoa này không thả tôi ra".
20. Những Dạ-xoa, đại Dạ-xoa, quân sư, đại quân sư nào được kêu gọi ở đây:
Inda, Soma, và Varuna,
Bhāradvaja, Pajāpati,
Candana, Kāmasettha,
Kinnughandu, Nighandu,
Panāda và Opamanna,
Devanita và Mātali,
Cittasena và Gandhabba.
Vua Nala, Janesabha,
Sātāgira Hemavata,
Punnuaka, Karatiya, Gula,
Sivakat và Mucalinda
Vessāmitta, Yugandhara,
Gopāla và Suppagedha,
Hirī, Settī và Mandiya,
Pancāla Canda, Alavaka,
Pajjunna, Sumana, Sumukha,
Dadhimukha Mani Mānicara, Dīgha,
Atha và Serissaka.
Những vị này là những Dạ-xoa, đại Dạ-xoa, quân sư, đại quân sư cần phải được nói lên, kêu lên, van lên: "Dạ-xoa này bắt tôi, Dạ-xoa này tấn công tôi, Dạ-xoa này đả thương tôi, Dạ-xoa này hại tôi, Dạ-xoa này làm hại tôi, Dạ-xoa này không thả tôi ra".
Này Tôn giả, đây là Hộ Kinh Atānātiyā che chở, hộ trì, ngăn không cho ai làm hại các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ và khiến các vị này sống an lạc.
Thưa Tôn giả, nay chúng tôi cần phải đi, chúng tôi có nhiều việc, có nhiều bổn phận.
- Ðại Vương, Ðại Vương hãy làm điều gì Ðại Vương nghĩ là phải thời.”
21. Rồi bốn vị Đại Vương, từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ Ta, thân bên hữu hướng về phía Ta rồi biến mất tại đấy.
22. Này các Tỷ-kheo, hãy học Hộ Kinh Atānātiyā này, hãy thuộc lòng Kinh Atānātiyā này. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ được che chở, được hộ trì, được ngăn khỏi ai làm hại, được sống thoải mái hạnh phúc.
23. Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ thọ trì lời dạy Thế Tôn.

HT Thích Minh Châu dịch Việt

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

Điên thực sự!


Sau nhiều gian nan thử thách, vượt qua chín lần chín tám mươi mốt hiểm nạn, cuối cùng Thiện Tài Đồng Tử đã tìm gặp được cô cháu gái đời thứ chín mươi của nữ cư sĩ Visakha.

Giờ đây cô cháu gái của bà Visakha vừa là y tá trong một bệnh viện tâm thần, vừa là thành viên của Gia Đình Phật Tử thế hệ mới. Thiện Tài Đồng Tử vừa thi lễ xong, liền cất tiếng hỏi:
_ Thưa cô, vì sao Trí Khải đại sư lại phán rằng Phật thuyết Hoa nghiêm trong 21 ngày ngay sau khi chứng đạo?
_ Vì nếu pháp hội ấy được Phật thuyết trong 45 năm hoằng pháp, thì tại sao trong kinh Nguyên thuỷ Nikaya, một tạng kinh ghi lại từ bao nhiêu tiền kiếp của Phật đến tận lúc Ngài nhập Niết Bàn, nhưng không có một dòng nào, người nào nhắc đến sự kiện dị thường ấy? Phán như vậy để hợp thức hóa sự xuất hiện vô lý, và khoả lấp đi sự tồn tại phi lý của kinh Hoa nghiêm.
Nhưng trong 21 ngày đầu tiên ấy năm anh em ông Kiều Trần Như còn chưa có, vậy tại sao hội Hoa nghiêm lại có các Thanh văn A-la-hán “câm điếc” như các ngài Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, A-nan… cùng hàng ngàn các Tỳ-kheo khác?
_ Ông đi tìm Trí Khải đại sư mà hỏi. Tôi đã muốn điên vì những điều vớ vẩn trong cuốn kinh giả đó, giờ lại càng điên hơn vì những câu hỏi của ông.
Thiện Tài Đồng Tử chắp tay trấn an:
_ Cô không điên đâu, đừng lo!
_ Vì sao?
_ Vì chỉ có những kẻ tin bản kinh dỏm ấy và tin Trí Khải đại sư mới điên thực sự mà thôi!
_ Đúng vậy. Hãy đưa họ vào đây, tôi chữa cho!
Đại Tỉnh Thức

-------------------
Trích lục bài kinh "Mắng Nhiếc", số 211, Tăng Chi tập 2, Chương 5, XXII. Phẩm Mắng Nhiếc

Đức Phật dạy: 

"- Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, mắng nhiếc, mạ lỵ, các vị tu Phạm hạnh, phỉ báng bậc Thánh, vị ấy được chờ đợi năm sự nguy hại. Thế nào là năm?

Phạm tội bị tẩn xuất, chặt đứt con đường hướng thượng;
hay phạm một tội nhiễm;
hay cảm xúc bệnh hoạn trầm trọng;
khi mạng chung tâm bị mê loạn;
sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, mắng nhiếc, mạ lỵ, các vị tu Phạm hạnh, phỉ báng bậc Thánh, vị ấy được chờ đợi năm sự nguy hại này." (Hết trích)

Ghi chú: Ai tin các kinh văn cải biến và cũng nghĩ rằng các Thánh Tăng A La Hán Thanh Văn như những kẻ 'mù, câm, điếc' trong pháp hội Hoa Nghiêm, như vậy có phải là họ đã 'mắng nhiếc, mạ lỵ các vị tu Phạm hạnh, phỉ báng bậc Thánh" không? Họ có ngây thơ tin theo 'kẻ lạ' để rồi gánh lấy năm sự nguy hại không?

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

Ngộ


Lục Tổ Huệ Năng tuyên bố: “Người tuy có Nam Bắc nhưng Phật tính vốn không có Bắc Nam” (1).
Thế nhưng kinh Kim Cang, ngài ngộ, tính Phật lại dạy rằng: “…giáo pháp Đại thừa, nói cho những người đi theo giáo pháp Đại thừa tối thượng… bởi vì những ai ưa pháp Tiểu thừa, vẫn còn ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả” (đoạn 25) (2)
Thiệt ngộ! Phật tánh không phân biệt người Bắc kẻ Nam, nhưng tánh Bụt Kim Cang lại phân biệt kẻ Đại người Tiểu (?)
Vô phúc có người Bắc tu theo Tiểu Thừa, người Nam đi theo Đại Thừa thì tính sao đây? Nếu y theo tánh Bụt Kim Cang phân biệt, té ra Lục Tổ nói sai. Nếu tuân theo Lục Tổ vô phân biệt, hoá ra Bụt Kim Cang nói quấy.
Còn lươn lẹo ngụy biện tới lui, thật ra chẳng “bất lập văn tự” chút nào! 
Không biết Bụt Kim Cang và Lục Tổ, ai mới ngộ thiệt? Hay cả hai đều bị ngộ... độc bởi Bà-la-môn?
Ngộ thiệt!
Ưu Bà Di Kim Cương
______________________
(1) Lục Tổ Đại Sư Pháp Bảo Đàn Kinh, Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh 2008, tập 48, tr.348a18.

(2) Hẳn là kinh Kim Cang và Bụt Kim Cang do kẻ đời sau vẽ ra để phân hóa chia rẽ Phật giáo. Bởi, trong thời Phật Thích Ca không có chuyện Đại thừa, Tiểu thừa. Cho nên ai tin theo kinh Kim Cang có tu chứng, thì cũng chứng đạo tà chứ không phải đạo của Phật Thích Ca.